Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba

 

Trốn tránh công việc, đẩy việc cho người khác không phải là cách mà một nhà lãnh đạo tài ba lựa chọn. Cho dù đang ngồi trên chiếc ghế cao nhất và không ai có thể ra lệnh cho bạn, bạn cũng nên tự bắt mình làm việc một cách chăm chỉ, tập trung.

Nhắc tới bất kì một công ty nào, người ta thường quan tâm lãnh đạo công ty đó là ai, có những thành tích gì nổi bật hay một nét cá tính nào đó gây ấn tượng để dễ dàng nhận ra.

Ở các công ty, lãnh đạo luôn là đầu tàu, được chú ý nhiều nhất bởi họ là người đưa ra từng đường đi nước bước cho công ty. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết làm thế nào để đánh giá hiệu quả công việc của người lãnh đạo, thậm chí ngay các sếp nhiều khi cũng tự hỏi liệu mình đã làm tốt công việc hay chưa?

Thực tế, các công ty vẫn đánh giá nhân viên định kỳ 6 tháng hay hằng năm nhưng hiếm có công ty nào đánh giá những người lãnh đạo. Một phần vì lo sợ sẽ làm sếp phật ý và cũng hiếm có nhân viên nào đưa ra ý kiến nhận xét về sếp của mình một cách công bằng, ngoại trừ những lời khen vì sợ bị trù dập. Cũng có những nhà lãnh đạo công bằng hơn, muốn nghe nhân viên phê bình mình nhưng thử hỏi có bao nhiêu người dám đứng ra phê phán sếp. Nhiều người vẫn tỏ ra hài lòng về người lãnh đạo nhưng đằng sau đó, họ lại phải ấm ức, khó chịu vì thực tế không phải vậy, chỉ có điều, là nhân viên “thấp cổ bé họng” nên đành im lặng mà thôi.

Tuy nhiên, ngày nay, khi các công ty bắt đầu có những phần đánh giá công khai nhân viên và cả người lãnh đạo bằng hình thức phiếu kín hoặc đưa ra những câu hỏi cho mọi người trả lời mà không phải đề tên, bạn có thể yên tâm không sợ bị sếp ghét nữa. Nhưng khi đánh giá về người lãnh đạo hay bất kỳ ai khác, bạn cũng nên có sự nhìn nhận công bằng, trung thực, không thiên kiến cá nhân.

Sau đây là một số tiêu chí giúp bạn có cái nhìn toàn diện, đúng đắn hơn về người lãnh đạo của mình hay phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo tài ba:

- Sự tôn trọng

Tiêu chí này không chỉ nói đến sự tôn trọng của người khác đối với lãnh đạo mà còn từ chiều ngược lại, sự tôn trọng của sếp giành cho mọi người xung quanh.

Điều quan trọng đối với một nhà lãnh đạo là phải có được sự tôn trọng của mọi người. Một số vị sếp thường ép nhân vien phải tôn trọng họ trong khi, thực tế, những việc họ làm chỉ khiến mọi người chướng tai gai mắt. Sự tôn trọng mang tính ép buộc nhiều khi chỉ là “hữu danh vô thực” bởi nó xuất phát từ sự chân tình chứ không nên do sợ sệt mà có.

Thực tế, muốn người khác tôn trọng mình thì mình cần tôn trọng người ta trước đã. Vì vậy, người lãnh đạo nên tôn trọng nhân viên của mình, đừng nghĩ rằng mình là sếp nên muốn làm gì thì làm, thích nói gì thì nói. Một là lãnh đạo tài ba luôn có những lời nói đi vào lòng người, họ biết nhận ra khả năng của nhân viên mà tôn trọng, dùng người một cách hợp lý.

- Cư xử lịch thiệp

Một người lãnh đạo chuyên nghiệp luôn có cách ứng xử tuyệt vời trong mọi tình huống, đặc biệt là với chiến hữu của mình. Đừng tự cho mình cái quyền làm sếp mà thô lỗ, chửi mắng nhân viên. Hãy học cách cư xử lịch thiệp, để nhân viên của bạn cảm thấy họ đã đặt niềm tin đúng chỗ. Chắc chắn, họ sẽ tận tâm tận lực với bạn dù công ty gặp bất kỳ vấn đề gì.

- Trung thực

Trung thực là đức tính mà nhà lãnh đạo cần có. Sự trung thực sẽ đảm bảo công ty của bạn đi đúng hướng bởi bạn đang là người quyết định những việc trọng đại của công ty. Bên cạnh đó, bạn đang là tấm gương để mọi người nhìn vào và họ học tập đức tính đó từ bạn. Sự trung thực sẽ giúp cho mọi người tin tưởng lẫn nhau và làm việc hiệu quả hơn.

- Tinh tế

Người lãnh đạo phải có sự tinh tế để nhận ra ưu và nhược điểm của nhân viên, để tìm cách phát huy thế mạnh và khắc phục điểm hạn chế cho từng người. Bạn phải hiểu, không có ai là hoàn hảo cả, điểm mạnh của người này có thể là nhược điểm của người khác nhưng nếu tinh tế, người lãnh đạo sẽ biết cách kết hợp họ với nhau để phát huy sức mạnh toàn diện.

- Chú tâm vào công việc

Trốn tránh công việc, đẩy việc cho người khác không phải là cách mà một nhà lãnh đạo tài ba lựa chọn. Cho dù đang ngồi trên chiếc ghế cao nhất và không ai có thể ra lệnh cho bạn, bạn cũng nên tự bắt mình làm việc một cách chăm chỉ, tập trung.

Đừng rùng mình khi công việc quá nhiều hay thờ ơ khi bạn cảm thấy công việc nào đó quá đơn giản. Hãy truyền cảm hứng cho những nhân viên khác qua sự tận tâm trong bất cứ việc gì bạn làm. Điều này sẽ tạo cho công ty của bạn những bước tiến vượt bậc.

- Khiếu hài hước

Khi nhìn nhận một vấn đề, người làm sếp nên có cái nhìn tích cực và tìm sự vui vẻ, hài hước trong đó. Cuộc tranh luận nảy lửa về một vấn đề hóc búa khiến nhân viên căng thẳng nhưng lúc đó, nếu có sự dí dỏm, hài hước từ sếp, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn và biết đâu, công việc sẽ có cơ hội thành công nhanh hơn. Bởi sự hài hước có thể giúp mọi người tránh được căng thẳng và sẽ có được sự sáng suốt để giải quyết vấn đề.

- Trung thành

Khi là một ông chủ, bạn phải chứng tỏ được sự thủy chung son sắt của mình đối với công ty. Bạn kiên định với những ý tưởng mà công ty của bạn đang làm, đừng đứng núi này trông núi nọ hay thấy khó khăn là muốn quay lưng.

Nếu bạn lung lay, không giữ vững lập trường, bạn sẽ khiến mọi người thất vọng và tình hình sẽ trở nên vô cùng tồi tệ. Ngược lại, sự kiên định sẽ tạo động lực và quyết tâm giúp mọi người vượt qua thử thách.

Đông thời, khi bạn trung thành với những người quản lí cấp cao hơn, bạn sẽ nhận được lời khuyên cũng như sự giúp đỡ của họ. Sự tương tác ấy sẽ giúp bạn thành công.

- Tốt bụng

Ở vị trí sếp, bạn cũng nên có sự quan tâm tới nhân viên, xem họ có gặp khó khăn gì trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng tư. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn phải soi mói, phải để ý đến từng người để tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng nếu biết người ta gặp khó khăn, ít nhất, bạn cũng nên có lời động viên chân tình. Sự quan tâm, tốt bụng của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt đối với mọi người trong công ty.

- Tinh thần trách nhiệm cao

Nhà lãnh đạo tài ba sẽ luôn tìm cách đương đầu với thử thách mà không hề trốn tránh. Khi gặp khó khăn, thất bại, họ sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm để cùng tìm hướng khắc phục chứ không phải đổ lỗi cho nhân viên hay tìm cách gạt lỗi cho những người cùng cấp.

Nên nhớ, dù là sếp, bạn cũng không phải là người hoàn hảo lúc nào cũng phải đúng. Cũng có lúc sếp mắc sai lầm nhưng điều căn bản là biết phần trách nhiệm của mình đến đâu và tìm hướng giải quyết.

- Ham học hỏi

Người lãnh đạo càng giỏi giang bao nhiêu thì càng khiêm tốn bấy nhiêu. Họ không bao giờ tỏ ra tự cao tự đại, ta đây hơn người về mọi mặt mà ngược lại luôn ham muốn học hỏi không ngừng.

Trên đây chính là mười phẩm chất cần thiết để đánh giá về một nhà lãnh đạo. Nếu bạn là một nhân viên, hi vong rằng sếp của bạn sẽ có những phẩn chất trên, nếu bạn là một người quản lí, hãy rèn theo những tiêu chí trên để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời nhé.

 

 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?