CHỮ TÍN TRONG KINH DOANH ĐỊA ỐC

Ký hợp đồng thuê đất 50 năm, đã lấy tiền trọn gói nhưng nay chủ các khu công nghiệp (KCN) đang “đòi” doanh nghiệp (DN) phải trả thêm tiền thuê đất. Nhiều công ty nước ngoài đã đến đàm phán rồi bỏ đi, không chỉ vì giá thuê đất cao mà chính là kiểu thay đổi xoành xoạch này. Đó là nỗi niềm mà các chủ đầu tư hạ tầng KCN bày tỏ tại buổi gặp gỡ do Hội Nhà báo Việt Nam (Văn phòng phía Nam) tổ chức ngày 24.7 ở TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Công ty Tín Nghĩa, thu hút đầu tư vào KCN trong 6 tháng đầu năm 2009 đã giảm rất mạnh so với năm 2008. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới chỉ là một phần. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là giá thuê đất trong KCN biến động liên tục do phải theo quy định của Nghị định 142, khiến môi trường kinh doanh trở nên không hấp dẫn với các nhà đầu tư. Cụ thể, theo nghị định này, giá thuê sẽ được tính theo giá thị trường và điều chỉnh 5 năm một lần. Với cách tính như vậy, giá thuê đất đã tăng từ 30% - 50%, một mức tăng rất cao kể từ khi áp dụng nghị định này vào 1.1.2006. Tháng 7.2009 là thời hạn cuối cùng các chủ đầu tư KCN phải thu phần tăng thêm của tiền thuê đất, nếu không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dù đã cố gắng giải thích nhưng kể từ lúc nghị định có hiệu lực đến nay, các chủ đầu tư KCN vẫn gặp khó khăn lớn trong việc thuyết phục các DN thuê đất nộp phần tăng thêm này.
Đơn cử như tại KCN Nhơn Trạch 3, giá thuê từ 2004 về trước chỉ có 500 đồng/m2/năm thì nay đã tăng gấp 3 lần, khoảng 1.400 đồng/m2/năm. Với vòng đời một dự án là 50 năm, sẽ có tới hàng chục lần thay đổi giá thuê đất trong khi chủ đầu tư không thể tính toán được hết chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh… trong khoảng thời gian dài như vậy. Vì vậy, các chủ đầu tư KCN khi ký hợp đồng cho thuê đất với các DN hiện phải có thêm điều khoản “giá thuê đất có thể thay đổi theo sự điều chỉnh của Nhà nước”. Điều này đã gây phản ứng từ các DN bởi như vậy, họ không thể chủ động được phương án kinh doanh. Không chỉ thế, với các DN đã thuê đất từ trước 1.1.2006, chủ đầu tư KCN đã trở thành người “không có uy tín, tiền hậu bất nhất, nói một đằng làm một nẻo”.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, hợp đồng thuê đất giữa chủ đầu tư hạ tầng và chủ dự án trước đây thường là cho thuê thu tiền một lần. Các nhà đầu tư đã thanh toán tiền thuê đất và phí sử dụng hạ tầng cho suốt thời gian thuê và đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng ký kết. Vậy mà khi Nghị định 142 có hiệu lực lại phải điều chỉnh theo mặt bằng giá mới và phát sinh thêm số tiền thuê đất rất cao, nhiều DN phải bù thêm hàng chục tỉ đồng tiền thuê đất. Các chủ dự án trong và ngoài nước phản ứng rất dữ dội về điều này, nhiều DN kiên quyết không chịu trả thêm tiền. “Chúng tôi đang trong tình trạng vừa thất hứa với các chủ dự án về việc điều chỉnh giá thuê đất, nếu không thu được tiền thì lại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Bình ngao ngán nói. Các chủ đầu tư KCN kiến nghị, tiền thuê đất trong KCN cần giữ ổn định suốt chu kỳ của dự án. Trong trường hợp phải thay đổi thì thực hiện nguyên tắc điều chỉnh như trước đây, nghĩa là 5 năm điều chỉnh một lần và không quá 15% so với giá thuê trước đó.
Các KCN đang là những cơ sở kinh tế quan trọng để thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Chuyện các chủ đầu tư KCN buộc phải “tiền hậu bất nhất” sẽ gây hậu quả rất xấu trong việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN.

Nguyên Hằng

 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?