Văn hóa công ty - Daiwa


Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6  Đại học Đà Nẵng - 2008

VĂN HOÁ CÔNG TY – NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DAIWA VIỆT NAM


TÓM TẮT
Trong tình hình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Các vấn đề về vốn, công nghệ không còn là các yếu tố cạnh tranh chiến lược giữa các công ty nữa. Các công ty ngày càng chú trọng xây dựng văn hoá công ty và xem đây như một
yếu tố cạnh tranh sắc bén nhất và là nhân tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài. Qua nghiên cứu thực tế tại công ty TNHH Daiwa Việt Nam em mong muốn làm rõ hơn khái niệm cũng như các cấp độ biểu hiện và các khía cạnh của văn hoá công ty đồng thời rút ra một số bài học cho
việc xây dựng văn hoá công ty trong giai đoạn hiện nay.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một vài năm trở lại đây, văn hoá công ty trở thành một đề nóng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như các cấp độ biểu hiện và khía cạnh của văn hoá công ty, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây dựng đúng mức yếu tố này trong công ty mình. Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hoá công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như: Honda, Toyota, Missushita,…Công ty TNHH Daiwa Việt Nam là công ty được xây dựng 100% vốn đầu tư Nhật Bản từ công ty chủ đầu tư là Daiwa Seiko Inc, - một công ty sản xuất và kinh doanh các dụng cụ, dịch vụ thể thao nổi tiếng trên thế giới. Qua quá trình thực  tập tại công ty TNHH Daiwa Việt Nam, em nhận thấy công ty rất chú trọng xây dựng văn hoá công ty ngay từ ngày đầu thành lập và xem đây như là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Với mong muốn làm rõ hơn khái niệm, các cấp độ biểu hiện và các khía cạnh của văn hoá công ty cũng như cách thức xây dựng văn hoá công ty trong giai đoạn hiện nay, em hi vọng đề tài “Văn  hoá công ty – nghiên cứu tại Công ty TNHH Daiwa Việt Nam” sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hoá công ty trong nền kinh tế hiện nay. 


NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY

1.1 Các định nghĩa 
Phần này giới thiệu các khái niệm cơ bản về văn hoá xã hội, văn hoá công ty và ảnh hưởng của văn hoá xã hội đến việc hình thành văn hoá công ty.
1.2. Văn hoá công ty Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6  Đại học Đà Nẵng - 2008
Phần này giới thiệu nguồn gốc hình thành và một số nội dung của văn hoá công ty bao gồm các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực của văn hoá công ty và các cấp độ biểu hiện của văn hoá công ty. 
1.3. Những khía cạnh của văn hoá công ty và cách thức biểu hiện của chúng trong công ty. Phần này giới thiệu những khía cạnh của văn hoá công ty và cách thức biểu hiện của những khía cạnh đó trong công ty.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH DAIWA VIỆT NAM - MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TẠI CÔNG TY MẸ VÀ CÁCH THỨC PHA TRỘN VĂN HOÁ CÔNG TY CON TẠI CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU TRÊN THẾ GIỚI, NGHIÊN CỨU CÁCH THỨC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY TẠI CÔNG TY

2.1. Giới thiệu công ty:
Công ty TNHH Daiwa Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư từ tập đoàn Daiwa Seiko Inc, Nhật Bản, được đầu tư xây dựng qua bốn giai đoạn tại khu công nghiệp Hoà Khánh Đà Nẵng, hiện đã đi vào hoạt động được gần hai năm.

2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua  
2.2.1. Mặt hàng kinh doanh: mặt hàng kinh doanh hiện tại của công ty là cần câu cá thể thao.
2.2.2. Thị trường tiêu thụ:
Theo kế hoạch từ khi thành lập đến hết năm 2010, toàn bộ sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, chủ yếu là thị trường Mỹ. Sau năm 2010, công ty dự định bán sản phẩm ra thị trường Việt Nam.
2.2.3. Khách hàng:
Khách hàng của công ty trong năm đầu thành lập là những công ty con thuộc tập đoàn Daiwa Seiko Inc,. Hiện nay, số lượng khách hàng đã được tăng lên đáng kể và theo kế hoạch từ sau năm 2010 công ty sẽ tìm kiếm và phân phối sản phẩm cho khách hàng trong nước.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm đầu
Thời kỳ                     Quý IV               Quý I         Quý II         Quý III        Quý IV            Quý I
Doanh thu(USD)         878.144,65      206.919,3   478.834,76  855.797,51   1.580.975,15  2.054.562,57
    
2.2.5. Tình hình sử dụng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh của công ty Toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm đều được nhập từ Nhật Bản. Các linh kiện, phụ kiện phức tạp đòi hỏi chất lượng cao đều được nhập từ nước ngoài chủ yếu là Nhật Bản, HongKong, Trung Quốc, Thái Lan,…Lực lượng lao động của
công ty hiện nay trên 1.300 người chủ yếu là lao động phổ thông.

2.3. Giới thiệu công ty chủ đầu tư, những giá trị văn hoá tiêu biểu và cách thức pha trộn văn hoá để xây dựng văn hoá công ty ở những công ty con tại các quốc gia khác nhau trên thế giới

2.3.1. Sơ lược về chủ đầu tư
Tập đoàn Daiwa Seiko Inc,. (Daiwa Nhật Bản) là một trong những tập đoàn sản xuất dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới được thành lập: 26 tháng 12 năm 1945. Hiện tập đoàn đang có 10 công ty con trên toàn thế giới.
2.3.2. Những giá trị tiểu biểu của văn hoá công ty Daiwa Nhật Bản Những giá trị được xem là cốt lõi của văn hoá công ty là: đề cao giá trị con người, liên tục cải tiến chất lượng và thực hiện hoàn hảo tiêu chuẩn 5S.
Xuất phát từ văn hoá Nhật Bản xem lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được đánh giá là một phẩm chất cao quý, như nhiều công ty Nhật Bản khác, công ty Daiwa Nhật Bản tuyển công nhân viên theo quan điểm “chế độ làm việc suốt đời”. Do đó, hơn 70% công nhân viên có độ tuổi từ 40 trở lên. Bên cạnh đó, do ở Nhật, phụ nữ sau khi kết hôn thường nghỉ việc ở nhà nên để đảm bảo sự ổn định trong nhân sự công ty chủ yếu thuê nhân viên nam, đó là lý do dẫn đến 80% nhân viên ông ty là nam. Một nét lớn trong văn hoá Nhật Bản là kính
trọng người lớn tuổi, do đó sự thăng tiến trong công ty phụ thuộc rất nhiều vào thời gian làm việc, những người càng lớn tuổi, có thời gian làm việc càng cao thì càng được kính trọng và thường có địa vị cao trong tổ chức. 
Trong phương pháp quản lý nhân sự, công ty áp dụng rất chặt chẽ phương châm: “tất cả những người quản lý đều đi lên từ nhà máy”, những người quản lý tại công ty thường phải học việc ở nhà máy trong thời gian khá dài ít nhất là sau một năm họ mới được làm quản lý.
Công ty thường áp dụng phương pháp luân chuyển nội bộ lên các cấp quản lý cao, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nhân viên, công nhận sự và khen thưởng với đóng góp của nhân viên. Công ty luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ với nhân viên bằng những buổi đi ăn cùng nhau sau giờ làm việc mỗi cuối tuần.

Đối với khách hàng, công ty luôn hướng tới chủ trương làm hài lòng khách hàng do đó, họ luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và hoạt động theo phương châm “cải tiến liên tục”. Trong công việc, công ty luôn đề cao phương thức làm việc nhóm, trách nhiệm công việc được chia sẻ cho nhóm làm việc, luôn tôn trọng ý kiến nhóm, công việc được đưa ra và mọi người phải làm việc theo phương pháp mà tất cả mọi người trong nhóm tán thành. Công ty luôn duy trì nghi thức chào buổi sáng vào đầu giờ làm việc, và chào tạm biệt khi kết thúc ngày làm việc. Trong nghi thức chào buổi sáng các nhân viên thường hô khẩu hiệu: “Shigoto o ganbarimashoo” (mọi người cùng cố gắng làm việc).  
2.3.3. Cách thức pha trộn văn hoá để xây dựng văn hoá công ty ở những công ty con tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Theo ông Yamakage Tadashi  –  giám đốc công ty Daiwa Việt Nam, công ty Daiwa Nhật Bản chủ trương xây dựng văn hoá dựa trên những giá trị văn hoá truyền thống của công ty Daiwa Nhật Bản kết hợp với chiến lược kinh doanh của công ty con và nền văn hoá dân tộc của nước bản địa. Nhờ đó mà các công ty con ở nước ngoài thể hiện được đặc trưng của công ty đồng thời phù hợp với văn hoá của nhân viên nước bản địa. Công ty chủ trương pha trộn văn hoá để phù hợp với nền văn hoá và nhân viên bản địa đồng thời vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, nên dù hoạt động ở đâu công ty cũng thu được thành công.

2.4. Nghiên cứu cách thức xây dựng văn hoá làm việc tại công ty Daiwa Việt Nam
2.4.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu cách thức pha trộn văn hoá và những ảnh hưởng do văn hoá công ty tạo ra tại công ty TNHH Daiwa Việt Nam.
2.4.2. Nội dung nghiên cứu
1/ Cách thức xây dựng các cấp độ và các khía cạnh của văn hoá công ty tại công ty TNHH Daiwa Việt Nam.
2/ Những suy nghĩ, cảm nhận, mong đợi của nhân viên khi làm việc tại công  ty, mối quan hệ giữa nhân viên với người lãnh đạo cũng như giữa các nhân viên với nhau. 
3/ Những nhận định, đánh giá của nhân viên về công việc, công ty cũng như người lãnh đạo của mình.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu
Quan sát
Phỏng vấn
Bảng câu hỏi
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu trong điều tra bảng câu hỏi theo phương pháp chọn lọc. Mẫu được chọn: 
1/ Toàn bộ nhân viên văn phòng
2/ Công nhân phân xưởng: bộ phận sơn cần, bộ phận cuộn vải và bộ phận đóng gói, bộ phận lắp rắp.
2.4.4. Kết quả nghiên cứu: nhận diện văn hoá công ty qua các cấp độ biểu và các khía cạnh của văn hoá.
Các cấp độ biểu hiện:
1/ Cấp độ của những đối tượng vật chất và phi vật chất do công ty tạo ra;
2/ Cấp độ của những niềm tin và giá trị được tán thành;
3/ Cấp độ của những hành động được thừa nhận.
Các khía cạnh sau:
1/ Những vấn đề về sự thích nghi với môi trường bên ngoài;
2/ Những vấn đề liên quan đến việc quản trị sự hoà hợp bên trong tổ chức;
3/ Những khía cạnh sâu hơn của văn hoá công ty tại công ty TNHH Daiwa Việt Nam
2.4.5. Kết luận chung về văn hoá công ty:
Kết luận chung: Theo ông Yamakage Tadashi – giám đốc công ty cho rằng việc pha văn hoá công ty tại công ty Daiwa Việt Nam được pha trộn dựa trên sự kết hợp những giá trị cốt lõi của văn hoá công ty mẹ với chiến lược kinh doanh của công ty Daiwa Việt Nam và văn hoá dân tộc Việt Nam. Cụ thể vẫn giữ nguyên các giá trị cốt lõi và thay đổi một số tiêu chuẩn và quy tắc hoạt động xung quanh giá trị cốt lõi cho phù hợp với môi trường hoạt động tại địa phương.
Ảnh hưởng của văn hoá công ty đến nhân viên và hoạt động kinh doanh của công ty:
Văn hoá công ty mang lại nhiều lợi ích:
1/ Gia tăng quy mô, năng suất, doanh thu
2/ Cải thiện các mối quan hệ và gia tăng sự hợp tác trong công việc
3/ Gia tăng sự tham gia
4/ Gia tăng trách nhiệm
5/ Tạo ra sự duy trì


PHẦN 3: NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH THỨC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY:

3.1. Giữ gìn các giá trị cốt lõi
3.1.1. Đề cao giá trị của con người: Việc đề cao giá trị của nhân viên làm cho các anh chị công nhân viên cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong công ty, trung thành và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Khi cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong công ty, nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc của mình. 
3.1.2. Liên tục cải tiến chất lượng
Nhờ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà trong thời gian thực tập tại công ty em chưa thấy một lời phàn nàn từ khách hàng về chất lượng sản phẩm trong khi đó, số lượng khách hàng ngày càng tăng. 
3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn 5S trong công việc
Tuyển tập Báo cáo Từ các hoạt động 5S các bộ phận làm việc đã có tinh thần tập thể, mọi người  hoà đồng với nhau hơn, các anh chị công nhân viên có thái độ  tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

3.2. Thay đổi để phù hợp với địa phương: Công ty đã thay đổi nhiều quy định cũng như tiêu chuẩn trong một số lĩnh vực để phù hợp với nhân viên Việt Nam như hợp đồng lao động thời hạn và thăng tiến không chỉ dựa vào thời gian làm việc mà còn dựa vào năng lực và hiệu quả làm việc. 

3.3. Tạo ra các giá trị dựa trên hành động thực sự  
3.3.1. Đề cao giá trị của sự chăm chỉ và cẩn thận
3.3.2. Tạo mối quan hệ thân tình giữa nhà lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau
3.3.3. Thường xuyên nhắc nhở cho nhân viên nhớ các mục tiêu của công ty
3.3.4. Các nhà lãnh đạo – tấm gương trong việc tuân thủ tuyệt đối các quy định của công ty

KẾT LUẬN
Văn hoá công ty hiện nay được xem là chỉ số nhận dạng giữa các công ty với nhau và là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Tuy nhiên, văn hoá công ty bao gồm nhiều cấp độ và nhiều khía cạnh khác nhau nên việc xây dựng văn hoá công ty đòi hỏi phải trải
qua một thời gian dài và nhiều khó khăn. Trong giai đoạn toàn cầu  hoá  nền kinh tế thế giới hiện nay, các công ty xây dựng được một nền văn hoá vững mạnh, giữ gìn các giá trị cốt lõi đồng thời biết thay đổi để phù hợp với môi trường địa phương đảm bảo sẽ phát triển và tồn tại
lâu dài. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] PGS.TS. Lê thế giới – TS. Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải (2007), Giáo trình
Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.


Tiếng Anh
[2] Edgar H. Schein (1985, 1992), Company culture and Leadership, Cambridge,
Massachusetts.
[3]  Barry Phegan (2006),  To improve your company culture, Meridian Group, a Berkeley,
Calif.
[4] Jim Collins and Jerry I. Porras, Built To Last, Curtis Brown, Ltd.

 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?