Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả


TTO - Ngày 7-7, Phòng Công nghiệp thương mại VN (VCCI) chi nhánh TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo "Làm thế nào để lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả" với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp.
Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp đang phát triển hiện nay. Dự án huấn luyện và tư vấn quản trị - MCI VN đã phối hợp với VCCI tổ chức buổi hội thảo này với hai diễn giả chính là giáo sư - tiến sĩ Koenraad Tommissen (chủ tịch MCI VN) và giáo sư - tiến sĩ Tôn Thất Nguyễn Thiêm (giám đốc điều hành MCI VN).
Theo giáo sư - tiến sĩ Koenraad Tommissen, khi cảm thấy không thoải mái trong việc quản trị, doanh nghiệp nên gặp nhà tư vấn quản trị ngay để chuẩn bị đối phó với những vấn đề có thể xảy đến trong tương lai, không nên đợi đến lúc xảy ra chuyện rắc rối mới nhờ chuyên gia tư vấn quản trị. Vì lúc đó chỉ có thể hạn chế hậu quả nghiêm trọng xảy ra cho doanh nghiệp.
Những lý do mà doanh nghiệp cần nhờ đến nhà tư vấn quản trị gồm: những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp chưa được giải quyết triệt để; những tham vọng mới trong kinh doanh, muốn phát triển doanh nghiệp bằng việc tạo ra các giá trị mới; khám phá và chủ động khai thác cơ hội của tương lai; hỗ trợ để xác lập chiến lược; hỗ trợ trong việc thay đổi các chương trình hoạt động, chuyển giao kiến thức, bí quyết, huấn luyện, đào tạo trên những lãnh vực đặc biệt...
Để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn chuyên gia tư vấn quản trị, giáo sư - tiến sĩ Koenraad Tommissen cho rằng doanh nghiệp nên liên hệ với những tổ chức chuyên nghiệp uy tín trên thế giới, kiểm tra mức độ bảo hiểm của nhà tư vấn, thảo luận về giải pháp khi gặp rủi ro với nhà tư vấn, thanh toán chi phí tư vấn quản trị cho chuyên gia theo hiệu quả của giải pháp đưa ra cho thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Còn theo giáo sư - tiến sĩ Tôn Thất Nguyễn Nghiêm, một nhà tư vấn quản trị có hiệu quả phải là người cùng động não với doanh nghiệp để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề về quản trị của doanh nghiệp, tư vấn giúp doanh nghiệp chọn ra giải pháp tối ưu nhất. Nếu doanh nghiệp thiếu phương pháp và công cụ thì nhà tư vấn sẽ đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mức độ bảo hiểm của chuyên gia tư vấn để biết được mức độ đền bù khi đến công đoạn đào tạo đội ngũ lao động mà không mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho hoạt động của doanh nghiệp. Lúc đó bảo hiểm sẽ đứng ra đền bù cho doanh nghiệp. Hiện ở VN, việc tư vấn quản trị mới chỉ dừng ở công đoạn chuyên gia tư vấn quản trị bán ý tưởng và giải pháp, không có công đoạn chuyên gia cùng động não với doanh nghiệp để tìm ra giải pháp tối ưu cũng như công đoạn đào tạo.
Vì vậy theo giáo sư - tiến sĩ Tôn Thất Nguyễn Nghiêm, nếu doanh nghiệp có ý định làm cả ba công đoạn với nhà tư vấn (bao gồm công đoạn bán ý tưởng - giải pháp, công đoạn cùng động não, công đoạn đào tạo) thì phải tìm hiểu nhà tư vấn có bảo hiểm hay không, mức độ cao hay thấp.
Cũng cần lưu ý rằng chi phí trả cho nhà tư vấn trong quá trình thực hiện tư vấn quản trị chỉ là chi phí tối thiểu, bao gồm ăn ở, đi lại. Còn chi phí trả cho việc tư vấn quản trị chỉ tính trên phần trăm lợi nhuận tăng thêm khi doanh nghiệp áp dụng  giải pháp mà chuyên gia tư vấn cung cấp một cách hiệu quả. Đây là những tiêu chuẩn quốc tế mà doanh nghiệp cần biết để làm việc với nhà tư vấn quản trị một cách hiệu quả.

KH.NGỌC

 

 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?