Nâng cáp sức khỏe doanh nghiệp

(TBKTSG) - Khủng hoảng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, thị trường, hợp đồng, doanh số, sức mua, lợi nhuận… tất cả đều sụt giảm. Muốn đương đầu với những thách thức đó, doanh nghiệp phải có sức khỏe.
Vì thế, theo ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc điều hành Công ty cổ phần Giải pháp phát triển doanh nghiệp (BDSC), việc chẩn đoán và nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp được ví như chuyện chăm sóc sức khỏe con người.
Phải kiểm tra định kỳ hàng năm, nhằm kịp thời phát hiện ra bệnh để điều trị, thoát hiểm, bằng cách tái cấu trúc, định hướng lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp lợi dụng, tranh thủ thời gian, tĩnh tâm nhìn lại chính mình, tư duy lại nhằm đối đầu và tiếp tục đi vào thời kỳ phát triển sau suy thoái.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kềm Nghĩa, ông Đỗ Hòa, cho biết công ty ông đang trong quá trình nâng cấp sức khỏe bằng cách tái cấu trúc doanh nghiệp, với mục tiêu chuyển từ một con thuyền lúc nào cũng phải cầm lái mới chạy đúng hướng, sang mô hình chạy tự động 95% và chỉ điều khiển bằng tay khi tàu ra vào cảng, hay gặp giông bão.
Ông Đỗ Hòa chia sẻ kinh nghiệm, khi mới về làm việc cho Kềm Nghĩa (cách nay 9 tháng), điều đầu tiên là bắt mạch xem chủ doanh nghiệp muốn gì, quan tâm gì, lo cái gì. Sau đó thực hiện “khám tổng quát” công ty, đánh giá lại hệ thống hoạt động kinh doanh, hệ thống quản trị, cơ chế điều hành, tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu, thị trường có cơ hội phát triển hay đang bị ách tắc. Sau đó kiểm tra nguồn tài chính, năng lực của đội ngũ nhân viên…
Ông Đỗ Hòa kể lại quá trình nâng cấp sức khỏe cho Kềm Nghĩa: thời gian đầu đa phần nhân viên đều hoài nghi, không tin tưởng lắm vào chương trình, bởi họ không nhìn thấy bờ đê, không biết hành trình sẽ đưa doanh nghiệp đi đâu, về đâu. Do vậy, phải cố gắng giải thích, động viên, chia sẻ cho mọi người hiểu đích đến sẽ là gì, để kéo họ chạy theo.
Trước đó, nhiều nhân viên trong công ty chơi game, nghe nhạc trong giờ làm việc, chưa đến 4 giờ 30 chiều là về gần hết. Nhưng nay mọi sự đã thay đổi,  mục tiêu “tự động” của Kềm Nghĩa đã đạt được 80% và kinh doanh vẫn đạt hiệu quả cao mặc dù kinh tế vẫn đang trong thời kỳ khủng hoảng.
Đối với Công ty cổ phần Kiếng Đình Quốc, ông Đoàn Đình Quốc, Tổng giám đốc công ty, cho rằng đây là thời gian để nhìn lại mình, nhìn lại thị trường, đối thủ. Ông Quốc chia sẻ, thời trước khủng hoảng, công ty đặt tham vọng tăng trưởng nhanh, hiệu quả nhanh, nhưng nay đã điều chỉnh lại mục tiêu từ phát triển nhanh chuyển sang phát triển hợp lý. Công tác dự báo cũng được chú trọng hơn thay vì chỉ dựa trên “cảm tính” như trước. Ông Quốc cho biết việc chẩn đoán và nâng cấp sức khỏe công ty một cách tổng thể  đã giúp giải quyết công việc tốt hơn, đồng thời tiết giảm được chi phí so với trước.
Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Việt (NinoMaxx), ông Trần Thanh Sang, cho rằng chờ đến lúc gặp khủng hoảng mới đi khám hay nâng cấp sức khỏe cho doanh nghiệp là quá muộn. Bởi khủng hoảng giống như một cơn bão, khi nó quét qua, doanh nghiệp nào khỏe thì mới tồn tại và ngược lại sẽ bị cuốn đi. Ý thức được điều này từ trước nên hiện nay sự tác động của khủng hoảng đối với NinoMaxx không nhiều. Đây là cơ hội để NinoMaxx có được những vị trí mặt bằng tốt nhất với giá rẻ nhất.
Ông Sang cho biết thêm, hiện tại NinoMaxx không đặt ra tham vọng phát triển nhanh hơn mà là tiếp tục nâng cấp sức khỏe cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến hệ thống nhân sự. Ngoài ra, vấn đề quản lý dòng vốn cũng được quan tâm nhiều hơn, các báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước đây được xem xét mỗi tháng một lần, thì nay tăng lên hai lần. Ông Sang cho rằng đánh giá lại các mối quan hệ với đối tác cũng là việc cần làm để có những đối tác phù hợp hơn cho chiến lược phát triển mới.
Đứng ở góc độ là nhà tư vấn doanh nghiệp, ông Long cho rằng khám và nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp là việc không nên trì hoãn, khám và điều trị khi bệnh còn nhẹ là giải pháp tiết kiệm chi phí. Và khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp nâng cấp sức khỏe, tăng sức cạnh tranh. Hành động sớm trong lúc đối thủ đang suy yếu là cơ hội để san bằng khoảng cách và vượt lên.
 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?