Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu

Chính trong thời điểm “say sưa” với tốc độ và khối lượng này, rất cần sự phân tích nghiêm túc và tỉnh táo, chỉ rõ những tiềm năng và vấn đề hiện nay của nền kinh tế. Bài viết của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết thúc sáu tháng đầu năm 2007, nửa năm đầu tiên thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong năm năm gần đây, đầu tư phát triển xã hội đạt 38,4% GDP, cam kết đầu tư nước ngoài tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tăng 19,4%...
Đó là những thành tựu ban đầu rất đáng trân trọng, phản ánh nỗ lực của Chính phủ cùng với toàn dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó cũng phản ánh thời điểm thuận lợi của nền kinh tế: đang được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài cả về đầu tư tài chính lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng sáu tháng đầu năm tăng khoảng 5,2%, chỉ rõ nguy cơ lạm phát không thể xem thường. Nhập siêu tăng lên cả về giá trị tuyệt đối cũng như về tỷ lệ so với xuất khẩu cũng là một diễn biến đáng quan tâm.
Chính trong thời điểm “say sưa” với tốc độ và khối lượng này, rất cần sự phân tích nghiêm túc và tỉnh táo, chỉ rõ những tiềm năng và vấn đề hiện nay của nền kinh tế nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả, tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Cần những thước đo mới
Trước hết, cần khẳng định nền kinh tế nước ta có tiềm năng để đạt tăng trưởng cao và bền vững, trong khi vừa tiếp tục khai thác các tiềm năng theo chiều rộng, (như tăng thêm vốn đầu tư, vật tư, đất đai, lao động), đồng thời cần xây dựng và phát huy các nhân tố phát triển theo chiều sâu là khoa học - công nghệ, quản lý, tiết kiệm, giảm bớt lãng phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Điều cần chỉ rõ là nền kinh tế nước ta - cũng như bất kỳ nền kinh tế nào khác - không thể tăng trưởng mãi theo chiều rộng bằng cách tăng vô hạn độ vốn đầu tư, đất đai, lao động tài nguyên vì các nguồn này đều có giới hạn.
Để đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển lên các nấc thang cao hơn, nền kinh tế phải vận hành theo những thước đo và chính sách thích hợp để chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị tiền vốn, lao động, năng lượng. 
Muốn vậy, phải coi trọng các thước đo về tỷ lệ đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho một suất đầu tư một kw điện, một tấn thép, giảm ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng, giảm bớt thời gian vô công của xã hội như bị kẹt xe, chờ đợi thủ tục...
Những thước đo như vậy chưa thấy được đưa vào các chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, công bố, phân tích và chưa được coi trọng để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện.
Rõ ràng có thể thấy rằng nước ta không thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô, than đá, cà phê nhân, gạo (với chất lượng thấp và giá trị gia tăng rất hạn chế) mà phải chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ được chế tác sâu hơn, có chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cao hơn mà không cần thêm vật tư, năng lượng.
Gia tăng xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào gia tăng nhu cầu của thị trường thế giới hơn là do yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của nước ta.
Có thể dự báo rất khó tiếp tục duy trì tốc độ tăng xuất khẩu trên 20% trong tương lai nếu không đổi mới cơ cấu xuất khẩu, chuyển sang các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn.
Trong khi Trung Quốc đã thay đổi cơ bản cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu của nước ta rất chậm thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu nhiên liệu, nguyên liệu, sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn, sản phẩm công nghiệp vẫn chủ yếu là những sản phẩm gia công có hàm lượng giá trị gia tăng thấp như da giày, dệt may. 
Ngay ngành đóng tàu rất được ưu ái cũng có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp và chủ yếu mới là gia công, lắp ráp, hàn thép, còn động cơ, trang thiết bị hàng hải nhập từ nước ngoài. Nếu không tăng tốc độ xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu, hay chính xác hơn là tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu nhanh hơn, thì theo tiến trình giảm thuế nhập khẩu và mở thị trường bán lẻ, dịch vụ đã cam kết, nhập siêu sắp tới có thể trở thành một vấn đề, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế cũng như việc làm và thu nhập của người lao động.
Bộ máy chưa theo kịp
Một thực trạng khác đã bộc lộ rõ trong sáu tháng đầu năm 2007 là năng lực quản lý và điều hành của bộ máy chưa được kịp thời nâng cao để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của đất nước như “tiêu hóa” được sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, chưa nói đến yêu cầu nâng cao trình độ đào tạo, khoa học -công nghệ, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
Các nhà đầu tư Nhật Bản cần công nhân lành nghề được đào tạo về 600 nghề khác nhau, chúng ta mới đáp ứng 60 trong số nghề đó. Những ví dụ như vậy có thể tiếp tục được liệt kê trên hầu hết các lĩnh vực.
Nếu không nhanh chóng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy, tầm nhìn và năng lực điều hòa, phối hợp của người đứng đầu thì năng lực của bộ máy sẽ hạn chế việc tiêu hóa vốn đầu tư cũng như tận dụng cơ hội to lớn này của đất nước. Trong khi đó, người dân thấy các quan chức mất quá nhiều thời gian để tham gia những lễ lạt, hội hè lớn nhỏ như động thổ, khánh thành... 
Là một thành viên của WTO, tư duy phát triển kinh tế cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa theo hướng tận dụng lợi thế so sánh trong quá trình phân công lao động thế giới và khu vực.
Những nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới gần đây cho thấy công nghiệp Việt Nam rất ít tham gia vào các “chuỗi giá trị”, “chuỗi cung ứng” trong khu vực và vì vậy đã hạn chế tính năng động và ít phát huy được tiềm năng liên kết trong khu vực.
Cho đến nay, không ít quy hoạch đã được xét duyệt vẫn đề ra mục tiêu tự sản xuất và tự cung ứng cho nhu cầu trong nước, từ sản xuất ô tô nhãn hiệu Việt Nam đến sản xuất bia, nước giải khát mà không xét đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm đó so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Cần rút kinh nghiệm từ việc Thái Lan đã rất thành công trong việc sản xuất linh kiện ô tô cung ứng cho các nhãn hiệu ô tô lớn trên thế giới trong khi nỗ lực tự sản xuất xe ô tô Proton của Malaysia nay đã thực sự được coi là thất bại sau khi đã được bảo hộ và trợ cấp trong một thời gian rất dài.
Một điều khác đáng quan tâm là trong một thời gian ngắn đã hình thành 19 tập đoàn các doanh nghiệp nhà nước đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong khi khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn đó chậm được ban hành.
Mười chín tập đoàn này là xương sống của các doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ các vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả của các tập đoàn này đều rất hệ trọng cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế và của cả đất nước.
Việc đưa ngân hàng thương mại (kể cả ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân) vào thành phần của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước được chế định theo quy chế nào?
Các chaebol của Hàn Quốc đã phạm phải sai lầm là loại bỏ chức năng giám sát độc lập của ngân hàng thương mại, ngân hàng đã phải đáp ứng vốn đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, nợ nần chồng chất, dẫn đến khủng hoảng kinh tế của nước này năm 1996.
Các quy chế quản lý các tập đoàn ở nước ta đã tính đến bài học này chưa? Hiện nay các tập đoàn được tin cậy giao những nhiệm vụ đầu tư, sử dụng và khai thác tài nguyên rất to lớn, song chưa thấy quy định các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng, nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đây là một yếu tố rủi ro không thể xem thường và cần được khắc phục sớm.
Thành tựu kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2007 đã tạo ra những tiền đề mới để tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về cải cách và đổi mới tư duy. Rất mong Chính phủ sắp được thành lập sẽ quan tâm hơn đến việc giải quyết các vấn đề vừa cấp bách và cơ bản này của nền kinh tế.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới gần đây cho thấy công nghiệp Việt Nam rất ít tham gia vào các “chuỗi giá trị”, “chuỗi cung ứng” trong khu vực và vì vậy đã hạn chế tính năng động và ít phát huy được tiềm năng liên kết trong khu vực.
 Text/HTML
               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?